Cách sử dụng Miso Miso

Cất trữ và chuẩn bị

Hiện nay, miso thường được trữ trong các tuýp hoặc các hộp kín và phải được trữ trong tủ lạnh ngay sau khi mở ra. Miso có thể được ăn sống hay nấu chín, nhưng sau khi nấu giá trị dinh dưỡng sẽ giảm đi rất nhiều. Chính vì vậy miso được nấu khá cẩn thận: thí dụ trong món canh miso thì người nấu không bao giờ bỏ miso vào nồi canh đang sôi. Nhiều người thậm chí chỉ bỏ miso vào tô canh sau khi nấu để bảo toàn các giá trị dinh dưỡng, nhất là của phần kōjikin.

Miso trong các món ăn

Bài chi tiết: Xúp miso
Cà tím nướng ăn cùng tương misoXúp miso với đậu phụ và nấm

Miso nói riêng cũng như các loại thực phẩm làm từ đậu nành nói chung được sử dụng cực kì phổ biến ở Nhật Bản, nói khác đi nó có một vị trí không thể thiếu trong nền ẩm thực của nước Nhật. Miso được dùng nhiều nhất trong xúp miso, món ăn hàng ngày của đại đa số gia đình Nhật. Cơm với canh miso là những thành phần cơ bản của các món ăn Nhật, nhất là trong các món điểm tâm.

Ngoài canh miso, miso cũng được dùng trong các món canh khác, ví dụ ramen, udon. nabe, imoni. Các món ăn này được gắn thêm chữ "miso" vào tên gọi và có mùi vị đậm hơn các món canh thông thường khác.

Many traditional confections use a sweet, thick miso glaze, such as mochidango. Miso glazed treats are strongly associated with Japanese festivals, although they are available year-round at supermarkets. The consistency of miso glaze ranges from thick and taffy-like to thin and drippy.

Miso cũng sử dụng để làm một loại dưa chua tên là "misozuke"[2]. Món dưa chua này bao gồm dưa chuột, daikon (củ cải trắng), hakusai (bắp cải trắng), cà tím, có vị ngọt hơn và ít mặn hơn món dưa chua truyền thống tsukemono. Ngoài miso truyền thống, người Nhật cũng sử dụng nukamiso (糠味噌, nukamiso?), một biến thể khác của miso trong việc này[3][4]. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng miso chứa một lượng lớn vi khuẩn Lactobacillus acidophilus[5]. Tuy nhiên, có nhiều thông tin dường như đã được phóng đại quá đáng. Ví dụ như việc miso có hàm lượng vitamin B12 cao đã bị một số nghiên cứu phản bác[6], họ cho rằng việc miso được làm từ các loại đậu nành (vốn giàu vitamin vitamin B12) đã gậy ra sự nhầm lẫn trên.